Responsive Advertisement

12 phương pháp chế biến thực phẩm chuẩn nhất

Các phương pháp chế biến thực phẩm hiện tại thì chúng ta có rất nhiều phương pháp, từ cơ bản đến đặc biệt và còn có lạ thường.😄😄
Nhưng trong bài viết này mình chia sẻ cho các bạn 12 phương pháp chế biến thực phẩm đó là :

1. Phương pháp luộc

Là phương pháp cơ bản nhưng đòi hỏi kỹ thuật nhất định. Luộc có thể áp dụng cho các loại thực phẩm nhưng phải theo các nguyên tắc sau:
- Luộc rau quả khi lửa sôi già . Khi cần giữ màu xanh cho thực phẩm ta phải luộc nhiều nước, lửa to, không đậy nắp để các axit hữu cơ bay hơi không tác động đến clorofin (diệp lục tố) để rau không chuyển màu nâu vàng.
- Luộc thịt để không hao tổn nhiều Protein ta nên đun nước thật sôi mới cho thịt vào. Khi cần nước ngon ngọt để làm nước dùng hay nước sột thì ta luộc khi nước còn lạnh.
- Luộc các loại rau củ nhiều tinh bột (khoai lang , khoai tây...)thì nên luộc lúc nước lạnh vì khi luộc nước sôi thì lớp vỏ sẻ biến tính và hồ hóa tạo thành lớp vỏ bao bọc hạn chế việc truyền nhiệt vào bên trong củ, do đó mình sẽ luộc lâu chín , sượng và không bùi.
- Luộc trức lúc nước lạnh vì khi cho vào nước sôi trứng sẽ dễ vỡ.
- Luộc mì nên luộc lúc nước sôi vì khi ngâm trong nước quá lâu mì sẽ mất đi màu tươi vốn có , cọng mì nở to và mất đi độ giòn.
2. Phương pháp kho
Kho có 2 dạng là kho khô và kho nước. Là phương pháp làm cho thức ăn thấm điều gia vị từ dạng nước nước đến khi khô. Lúc đầu để lửa lớn cho thực phẩm săn chắc rồi nhỏ lửa từ từ cho thấm điều gia vị. Thời gian kho càng lâu, càng thấm , càng ngon nhưng đừng để khét nhé :))
3. Phương pháp hấp
Dùng xưởng hấp thức ăn và thức ăn được làm chín bằng sức nóng của hơi nước. Với phương pháp này các Vitamin ít bị hòa tan trong nước và bay hơi nên thức ăn rất là bỗ dưỡng và có lợi cho sức khỏe.
4. Phương pháp chiên
Có 2 dạng chiên : Chiên ngập dầu và chiên ít dầu
- Chiên ngập dầu : Thức ăn sẽ chiên ngập trong dầu. Yêu cầu thực phẩm phải vàng đều và thơm. Nên nhớ giai đoạn cuối khi chiên phải chiên lửa thật to để tránh bị ngấm dầu vào thực phẩm.
- Chiên ít dầu : Cho vào chảo lượng dầu ít hơn so với thực phẩm, đợi dầu nóng bỏ thực phẩm vào chiên và chiên nhỏ lửa tới khi thực phẩm chín.
5. Phương pháp nướng
Thực phẩm được làm chín bằng hơi nóng của than, đá hoặc bằng lò nướng bằng gas , bằng điện.
- Khi nướng bằng than co 1 kinh nghiệm là ta nên nướng ở nhiệt độ thật nóng để thịt không dính trên mặt vĩ nướng , không nướng khi nhiều lửa vì sẽ làm cháy , đen và hết ăn :))
6. Phương pháp làm tái 
- Làm tái thực phẩm bằng sức lạnh của đá cho 1 vài món như Cá hồi...
- Làm tái thực phẩm bằng chanh (bên trong chanh có chứa axit...)
- Làm tái thực phẩm bằng cách xông khói
7. Phương pháp chần sơ
Chần sơ là 1 công đoạn để loại bỏ chất bẩn trước khi chế biến và loại bỏ các mùi nặng  hoặc chất gây đắng trong thực phẩm và cũng làm thành các món ăn ví dụ như trứng chần :)

8. Phương pháp omThực phẩm được thả vào 1 dụng cụ được đậy kín với lượng chất lỏng thích hợp và om trên lò. Thường thì có thể lót 1 lớp rau dưới đáy nồi nhằm để tăng hương vị của món ăn. Có thể trước khi om ta có thể chần sơ thực phẩm qua nước sôi hay qua chảo dầu để giữ vị ngọt và hương vị của thịt.
9. Phương pháp xàoXào là phương pháp tương tự như chiên áp chảo. Điểm khác biệt đó là nhiệt độ làm chín thực phẩm và được thực hiện ở nhiệt độ cao hơn chiên nên dễ đen lắm nhé.
Nguyên liệu được cắt nhỏ để dễ chìn điều nhau. Các món tiêu biểu là : rau muống xào tỏi , mì xào giòn, mực xáo tứ xuyên , sả ớt....
10. Phương pháp lên men
Là phương pháp lên men vi sinh vật, lên men lactic. Khi muối rau quả cần phải nén chặt ngập trong nước vì vi khuẩn lactic là loại kị khí, đồng thới ức chế vi khuẩn gây thối rửa ( vi khuẩn hiếm khi)
11. Phương pháp làm tươi thực phẩmViệc cho đá vào thực phẩm trong quá trình làm tươi sễ giúp làm lạnh thực phẩm sẽ giúp làm lạnh nhanh hơn và giữ được màu sắc tự nhiên của thực phẩm phương pháp này còn được gọi là làm "sốc" thực phẩm

12. Phương pháp Nấu - Ninh - Hầm
Cho nguyên liệu cần nấu vào nồi nấu cho ra chất ngọt, tùy theo cấu trúc của từng nguyên liệu mà mình gia giảm thời gian khi cho vào. Món ăn lâu hay mau tùy thuộc vào mẫu thực phẩm và nên bỏ muối sau cùng tránh tình trạng làm mất chất ngọt và khi nấu lâu quá món ăn sẽ mặn.
Ninh/ Hầm là phương pháp làm chín thực phẩm bằng cách nấu với lửa to trong thời gian dài để làm mềm nhừ thực phẩm giúp nước dùng được ngọt, dùng làm nước canh hay nước dùng phở. Phương pháp này thường áp dụng cho các thực phẩm xơ, cứng, dai như măng khô, chân giò lợn,…
N-blogger

Đăng nhận xét

0 Nhận xét