Responsive Advertisement

Những người không nên ăn tỏi

Những người không nên ăn tỏi
Stevepb

Theo Đông y tỏi có vị cay, tính ôn. hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế...
Tỏi giúp phục hổi Alycin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol, giảm huyết áp, có khả năng giết 60 loại nấm độc, đồng thời làm phát triển 20 loại vi khuẩn có ích đối với phụ nữ mãn kinh. Tuy nhiên, ăn nhiều tỏi có thể gây ảnh hưởng đến mắt, gan, thận và một số bệnh khác. Những trường hợp sau đây không nên ăn tỏi:

Người bị bệnh về mắt
Theo y học, ăn nhiều tỏi trong thời gian dài là tác nhân làm tổn thương mắt và tổn thương gan. Vì vậy, những người bị bệnh về mắt, khí sắc kém, thiếu máu, giảm thị lực, ù tai, hoa mắt, mất trí nhớ... không nên ăn quá nhiều tỏi.

Người bệnh viêm gan
Với bệnh viêm gan, tỏi không có tác dụng trị bệnh, mà một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn. Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan.

Người bị bệnh tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì sẽ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.

Người bị bệnh thận
Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay, đối với người có tình trạng bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc, có khả năng xuất hiện tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người có sức đề kháng yếu
Theo Đông y, "tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm nhiệt, tản khí hao máu, người có thể chất yếu và nhiệt không được để chạm môi". Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý.

Những điều cần lưu ý và chế phẩm tỏi:

  1. Không ăn cả tép tỏi nguyên
  2. Không nuốt cả tép tỏi
  3. Không ăn tỏi khi đói
  4. Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày).
  5. Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi đồng thời với Warfarin (thuốc chống đông máu) trước khi mổ. 
  6. Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút.
  7. Không dùng tỏi đắp lên da với những người dị ứng với tỏi.
  8. Khi dùng tỏi để trị giun kim không được dùng quá liều, có thể dẫn đến viêm ruột hoặc tiêu chảy.
  9. Muốn làm hết mùi hôi tỏi có thể dùng nước trà (trà tươi hoặc trà búp xanh) đặc, súc miệng hoặc rửa tay, rửa day chỗ đắp tỏi.

N-blogger

Những tác hại có thể mắc khi ăn tỏi -----

Tỏi - Cách bóc tỏi và dùng tỏi -----

Đăng nhận xét

0 Nhận xét